Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Cẩn trọng tính hai mặt của Facebook

Internet nói chung, Facebook nói riêng đã biến trái đất của chúng ta thành một thế giới phẳng, giúp mọi người có thể chia sẻ những th...

Internet nói chung, Facebook nói riêng đã biến trái đất của chúng ta thành một thế giới phẳng, giúp mọi người có thể chia sẻ những thông tin và tâm sự của mình cùng lúc cho nhiều người với tốc độ chóng mặt. Nhưng về tiện ích thì nó cũng là con dao hai lưỡi, mà người sử dụng nên cẩn trọng...

Vụ nổ kinh hoàng rạng sáng 24/2 vừa qua tại hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3 đã gây ra những cái chết thương tâm. Tin tức được lan truyền rất nhanh trong cư dân mạng ngay trong đêm. Điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ Facebook.

Cũng qua trang mạng xã hội này, nhiều người mới biết được Lê Khánh Phương, nữ sinh lớp 11B2 Trường THPT Marie Curie, bị tử nạn trong cái đêm định mệnh đó là một cô học trò dễ mến với nụ cười tưởng như không bao giờ tắt và không ít học sinh các trường THPT đã chia sẻ nỗi đau thương cùng sự đồng cảm trước sự ra đi của Phương.

Dù Phương không còn nữa nhưng trang Facebook của em với nick name “Syft Kp” vẫn ngập tràn tin nhắn. Đặc biệt là tình cảm tiếc thương một cô học trò ngoan hiền, như trong mắt thầy chủ nhiệm Đồng Văn Đại qua nick name Đại Đồng: “Vĩnh biệt cô học trò đáng yêu, hồn nhiên của tôi. Tôi đã mong đó không phải là sự thật…”. Những  thông tin như vậy trước đây chỉ có thể nhờ vào phóng viên có kinh nghiệm và nhạy bén mới có thể kịp thời chuyển đến độc giả, nhưng nó không thể nhanh và sống động như bây giờ trên Facebook!

Cũng vì thế mà ở vãng sanh đường chùa Vĩnh Nghiêm - đối diện với nơi xảy ra vụ nổ luôn có những dòng người cùng với vòng hoa trắng lặng lẽ đến viếng Khánh Phương trong niềm thương tiếc vô cùng! Không phải tất cả đều là người thân của Phương, có thể không ít trong số họ trước đó hoàn toàn xa lạ với bạn, nhưng Facebook đã giúp gắn kết nhau lại và trong trường hợp này trang mạng xã hội đã phát huy được tính nhân văn của nó.

Nụ cười chưa bao tắt của Lê Khánh Phương với bạn bè và cộng đồng mạng Facebook.


Nhưng cũng trên Facebook, một thầy giáo đã chia sẻ “kinh nghiệm” của mình với học trò khi bị cảnh sát giao thông thổi phạt:  Thầy đang lưu thông trên đường bỗng bị chặn lại, khi đề nghị đưa giấy tờ thì thầy có đầy đủ, hỏi vì sao bị thổi thì được biết do đi trong thành phố chỗ đông người mà lại bật đèn pha. Anh cảnh sát nói lỗi đó nếu giữ giấy tờ và lập biên bản sẽ bị phạt nặng, còn đóng tại chỗ và không lập biên bản sẽ được cho qua. Thầy đã nhanh trí gửi anh 200.000 đồng và “thoát nạn”!

Tuy không bình luận gì nhưng qua thông tin người thầy chia sẻ, chắc chắn những mái đầu thơ ngây sẽ nghĩ về lực lượng CSGT với cái nhìn thiên lệch. Lẽ ra với trách nhiệm trước hết của một công dân, thầy không nên tiếp tay cho hiện tượng tiêu cực của một số cảnh sát giao thông không giữ được phẩm chất. Nếu không dám đấu tranh trực diện, người thầy đó có thể phản ánh qua các cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi tiêu cực trên.

Trách nhiệm người thầy là phải định hướng cho các học sinh của mình biết việc làm đó không phải là bản chất và phổ biến đồng thời chỉ ra cho các em thấy mỗi người phải góp phần làm trong sạch xã hội, lên án những hành vi xấu. Nếu thầy chỉ đưa thông tin với mục đích “truyền đạt kinh nghiệm” thì trong trường hợp này hậu quả rất khó lường.



Thế mới biết Internet nói chung, Facebook nói riêng đã biến trái đất của chúng ta thành một thế giới phẳng, giúp mọi người có thể chia sẻ những thông tin và tâm sự của mình cùng lúc cho nhiều người với tốc độ chóng mặt. Nhưng về tiện ích thì nó cũng là con dao hai lưỡi, mà người sử dụng nên cẩn trọng và đề cao trách nhiệm công dân của mình trước khi đưa những vấn đề cần quan tâm lên mạng.
Theo Báo Công An