Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

CEO và cách xử lý tình huống

Một CEO giỏi có thể là người có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, trong những tình huống...

Một CEO giỏi có thể là người có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn, họ cần phải đưa ra được cách xử lý tình huống xác đáng.
Đây là tình huống của một giám đốc điều hành. Giám đốc kinh doanh của công ty ông ta là một người rất có năng lực. Đột nhiên anh ta xin nghỉ việc.
Sau một thời gian, ông ta được biết anh này đã chuyển sang làm việc cho  đối thủ cạnh tranh cũng là nơi bạn thân anh ta đang làm. Trong thời gian anh ta nghỉ, công việc kinh doanh bị giảm sút, ông ta rất vất vả nhưng vẫn chưa tìm được người thay thế. Sau 3 tháng, vị giám đốc này quay trở lại và xin được tiếp tục làm việc tại công ty.
Trong Ban lãnh đạo có nhiều người không đồng tình cho anh ta quay lại làm vì e ngại việc anh ta đã từng làm cho đối thủ cạnh tranh, mặt khác cũng sợ tạo tiền lệ xấu cho những người khác. Giám đốc điều hành sẽ quyết định như thế nào?
Bạn Chu Thị Phương Anh (TP HCM) cho biết, trong trường hợp này bạn sẽ phải xem xét lại nguyên nhân nghỉ việc của người nhân viên này, có đúng thực vì lí do cá nhân không hay vì môi trường làm việc của công ty mình. Liệu có phải do môi trường làm việc chưa tốt, chính sách đãi ngộ chưa tốt hay không?
Nếu chấp nhận cho nhân viên này quay trở laị, bạn sẽ bắt anh ta cam kết ít nhất trong vòng một năm sẽ không được nghỉ việc. Đồng thời xem lại môi trường làm việc của công ty mình sao cho nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn.
Còn đối với việc tạo tiền lệ xấu, Phương Anh cho biết, không phải tất cả các nhân viên sau khi ra đi bạn đều chào đón trở về. Quan trọng là nhân viên đó thật sự cần thiểt để có thể đẩy công ty đi lên.
Phương Anh cũng đưa ra được hai giải pháp để giải quyết cho từng trường hợp. Nói về hai tiêu chí đánh giá những người vào làm công ty: đức và tài hay thiên về phạm trù nào hơn. Phương Anh cho rằng, đầu tiên phải duy trì sự tồn tại của công ty. Ngay tại thời điểm này, bạn sẽ chọn người có tài. Còn nếu xét về lâu dài, trong thời gian cam kết một năm, bạn cũng sẽ đồng thời tiến hành đào tạo nhân viên khác thay thế.
Khi được ông Nguyễn Hồng Trường - Giám đốc phát triển kinh doanh & công nghệ, IDG Ventures Vietnam chất vấn: "Trên thực tế 70% số nhân viên ra đi sẽ không nhận lại vì điều này có thể tạo ra tiền lệ xấu, tại sao bạn lại chấp nhận cho nhân viên kia quay laị?". Phương Anh đã trả lời: Quan trọng là nhân viên đó có năng lực và có thể truyền đạt lại cho những thế hệ kế cận để mình có thể đào tạo họ lên. Còn những người khác, về lâu về dài họ sẽ hiểu được vấn đề.
Đánh giá về cách giải quyết của Phương Anh, ông Huỳnh Bửu Sơn - Chuyên viên kinh tế cao cấp cho rằng đây là cách giải quyết khá linh hoạt vì bạn không định kiến với nhân viên công ty khi đã ra đi có thể quay trở lại.
Chốt lại vấn đề, ông Phạm Hồng Hải - Ủy viên Hội đồng Lâm thời luật sư toàn quốc cho biết, Phương Anh đã tỏ ra xuất sắc với cách giải quyết của mình bởi bạn đã phân biệt được giải pháp tình thế cũng như giải pháp lâu dài.