Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Trung Quốc cắm cờ dưới đáy biển Đông

Website tiếng Anh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 26.8 cho hay nước này đã sử dụng tàu lặn nhỏ có người lái lặn xuống b...

Website tiếng Anh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 26.8 cho hay nước này đã sử dụng tàu lặn nhỏ có người lái lặn xuống biển Đông và cắm cờ tại đáy biển ở độ sâu 3.759m.


Tàu Giao Long được hạ thủy từ tàu hỗ trợ - Ảnh: CCTV

Tàu lặn Giao Long đã đạt độ sâu trên sau 17 lần lặn từ ngày 31.5 đến 18.7. Với độ dài 8,2m và nặng gần 22 tấn, tàu Giao Long được thiết kế để lặn đến độ sâu trên lý thuyết là 7.000m và được cho là có thể hoạt động tại hầu hết các vùng biển trên thế giới. Hiện tàu lặn Shinkai của Nhật Bản đứng đầu danh sách những tàu lặn sâu nhất trên thế giới, với độ sâu được chứng thực là 6.500m. Những nước khác có tàu lặn qua độ sâu 3.500m là Mỹ, Pháp và Nga.

Truyền thông Trung Quốc không đề cập đến vị trí chính xác mà tàu Giao Long đã lặn xuống, và cũng chưa rõ vì sao đến giờ thông tin trên mới được công bố. Hôm qua, Tân Hoa xã đưa tiếp thông tin Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Quảng Đông trong lúc nước này đẩy mạnh truy tìm các nguồn năng lượng mới trên thềm biển Đông. Với chi phí xây dựng ước tính khoảng 72,8 triệu USD, cơ sở này chiếm diện tích 26 ha mặt đất và 62,72 ha trên biển, đóng vai trò làm trạm cung ứng cho tàu Giao Long.

Việc phát triển tàu lặn và tàu hỗ trợ, cũng như lựa chọn và huấn luyện thủy thủ đoàn cho tàu Giao Long mất khoảng 6 năm, theo thông báo của Bộ Khoa học - Công nghệ và Cơ quan Hải dương học Trung Quốc. Kể từ khi chương trình thám hiểm biển sâu Trung Quốc bắt đầu vào năm 2002, nước này đã huy động hơn 100 viện nghiên cứu và công ty tham gia. Theo giới khoa học, đáy biển ở độ sâu từ 4.000 - 6.000m chứa một lượng khổng lồ trầm tích kim loại quý và methane hydrate, vốn có thể tận dụng làm nguồn năng lượng mới.

Tờ Times of India hôm qua đưa tin Ấn Độ đã ngưng các cuộc trao đổi quốc phòng với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối cấp thị thực cho trung tướng BS Jaswal, chịu trách nhiệm các chiến dịch quân sự tại bang Jammu và Kashmir. Theo Bắc Kinh, vị tướng này đã kiểm soát khu vực đang tranh chấp giữa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc.

Theo Thanh niên