Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Giải mã tình "sét đánh"

Theo một nghiên cứu mới, tình yêu sét đánh thực sự tồn tại, ít nhất là xét về góc độ di truyền học . Trong một nghiên cứu tiến hành trên ...

Theo một nghiên cứu mới, tình yêu sét đánh thực sự tồn tại, ít nhất là xét về góc độ di truyền học.

Trong một nghiên cứu tiến hành trên ruồi giấm (nhưng rất có ý nghĩa đối với con người) các nhà khoa học nhận thấy con cái có thể cảm nhận con đực nào phù hợp về mặt di truyền với chúng hơn, và có thể sinh sản nhiều trứng hơn sau khi giao phối so với khi con cái giao phối với những con đực kém phù hợp khác.

49.jpg

Ảnh minh họa.

Phát hiện của nghiên cứu cho thấy con cái bằng cách nào đó đã đánh giá bạn tình tiềm năng ngay từ lần gặp đầu tiên và phản ứng để thúc đẩy các cơ hội sản sinh ra con cháu thành công.

Các nhà nghiên cứu đã cho ruồi giấm cái giao phối với con đực cùng loài và với con đực thuộc loài khác; sau đó họ ghi lại sự khác biệt trong đặc điểm và hành vi sinh sản ngay sau khi giao phối. Khi con cái giao phối với con đực khác loài, chúng có thể biết được rằng những con đực này phù hợp hơn về mặt di truyền.

Có lẽ bởi vì con cháu của chúng sẽ ít có khả năng lai cùng dòng, chúng đẻ nhiều trứng hơn và có nhiều con hơn.

Dường như con cái có thể cảm nhận được con đực nào có quan hệ gần gũi với chúng, đây là một nhân tốt dẫn đến các khiếm khuyết di truyền, đồng thời con cái cũng phản ứng mạnh hơn đối với những con đực có khả năng sản sinh con cháu khỏe mạnh hơn.

Đồng tác giả của nghiên cứu Andrew Clark thuộc Đại học Cornell cho rằng: “Bạn có thể gọi đó là yêu ngay từ cuộc chạm trán đầu tiên. Quan điểm này có lẽ là chính xác nhất bởi chúng ta không thực sự hiểu được tại sao cuộc gặp gỡ này lại làm thay đổi phản ứng của chúng”.

Ông giải thích thêm rằng không chỉ bao gồm sự gặp gỡ, ánh nhìn, hay mùi hương, âm thanh hoặc giác quan nào đó đã cảnh báo với con cái rằng bạn tình phù hợp về mặt sinh học của nó đang ở gần.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ruồi giấm cái dường như ở trong tình trạng được báo hiệu trước thậm chí trước khi gặp con đực, khi đó các chất hóa học và protein cần thiết cho phản xạ đã sẵn sàng mà không cần phải kích hoạt thêm gen mới đúng như họ dự đoán.


Clark cho biết: “Quan điểm về sự báo hiệu chính là ngay cả khi con cái không nhìn thấy con đực, cơ thể nó đã sẵn sàng với những protein cần thiết. Nó đã được khởi động để yêu. Do đó các phản ứng với các con đực khác nhau có thể khác nhau chính là vì tình trạng báo hiệu trước này”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tập tính giao phối ở ruồi giấm và con người rất khác nhau nên khó có thể mở rộng những phát hiện này đối với con người dù rằng có thể phụ nữ cũng cảm nhận được người đàn ông nào thích hợp về mặt di truyền đối với họ. Cơ thể phụ nữ cũng có thể phản xạ theo một cách nào đó làm tăng cơ hội giao hợp thành công.

Clark cho biết: “Ở động vật có vú, trong đó có con người, câu trả lời dường như là “có”. Thành công của việc mang thai đã khẳng định thêm về cảm giác của nữ giới đối với nam giới, đây cũng chính là kết quả của chất lượng di truyền của con đực”.

Ông đã mô tả một thí nghiệm về áo phông rất nổi tiếng ở con người. Mọi người dường như có xu hướng thích mùi của những chiếc áo phông thuộc về các cá nhân dường như không tương ứng với họ về mặt di truyền, có lẽ đó là cách mà cơ thể chúng ta phòng tránh giao phối gần.

Tác giả chính Mariana Wolfner, giáo sư khoa sinh học phát triển tại đại học Cornell, cho biết: “Chúng tôi cũng quan sát thấy con đực khác loài thường thành công hơn trong việc sinh con đẻ cái đối với con cái ở cả hai loài ruồi giấm trong thí nghiệm.

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng điều này xảy ra ở bất cứ loài nào nếu một con đực nào đó sản sinh nhiều tinh trùng hơn, hay tinh trùng của nó có thể khả năng tới được hoặc thụ tinh cho trứng tốt hơn, hoặc nó có thể có nhiều loại protein trong tinh dịch có thể tương tác tốt hơn với đặc điểm sinh lý của bạn tình. Nhưng tôi chưa phát hiện bằng chứng nào cụ thể về điều này ở con người”.