Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Bất hạnh bé gái sinh ra không có... hậu môn

Đôi khi cuộc sống rất bất công - Một bé gái từ khi sinh ra đã không có hậu môn, 5 lần lên bàn mổ nhưng vẫn không thành công, ngày ngày p...

Đôi khi cuộc sống rất bất công


- Một bé gái từ khi sinh ra đã không có hậu môn, 5 lần lên bàn mổ nhưng vẫn không thành công, ngày ngày phân thải cứ chảy ra "chỗ ấy" nhầy nhụa. Bạn bè cùng trang lứa không ai chơi với bé vì sợ lây bệnh, gia đình không có tiền chạy chữa nên cứ để vậy, số phận của đứa bé này rồi sẽ ra sao…

Một thân trẻ mang hai khổ bệnh

Năm 2002, anh Alăng Ranh và chị TaRương Thị Ply (trú tại thôn Sơn, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kết hôn với nhau. Hai năm sau cả nhà vui mừng vì chị Ply sinh được một bé gái kháu khỉnh đặt tên là Alăng Thị Rú.

Nhưng chỉ một tuần sau, vợ chồng anh chị hốt hoảng lo lắng khi thấy con mình thiếu... lỗ hậu môn. Chạy đôn đáo, hai anh chị đưa cháu đi khám và bé Rú được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam để phẫu thuật, nhưng vết thương không được lành lặn.

Mô tả  ảnh. Mô tả  ảnh.
Bữa cơm của bé Rú chỉ có cơm với muối mặc dù em mang trong mình nhiều bệnh tật, lỗ rốn luôn bị chảy máu. Ảnh Mai Long

Sau đó, các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật cho bé Rú, nhưng đến lần mổ thứ năm vẫn không thành công. Bây giờ, ở "chỗ ấy" của bé, phân cứ chảy ra mãi, bốc mùi hôi thối. "Gia đình mình thóc ăn còn chưa có, không có tiền để đem con về thành phố chạy chữa, trông nó tội nghiệp quá mà không làm gì được” - chị Ply nghẹn ngào.

Ngày ngày, sau giờ lên rẫy thì Ply phải vệ sinh cho con thường xuyên nhưng vẫn không sạch được, bởi cứ lau chùi xong thì phân lại chảy ra.

Bệnh cũ chưa khỏi thì gia đình anh chị lại phải đối mặt với một tin quái ác khi lỗ rốn bé Rú lồi ra ngoài và có máu tươi chảy. “Nhiều khi máu chảy thành những giọt lớn, bốc mùi tanh. Thỉnh thoảng máu lại chảy ra như vậy, không có tiền nên mình không làm được chi hết” - anh Alăng Ranh kể lại.

“Con muốn xem ti vi”

Đến căn nhà làm bằng phên tre của vợ chồng anh Alăng Ranh lúc nào cũng bắt gặp bé Rú chơi một mình trên bãi đất. Bé khóc: “Bạn bè không chơi với cháu vì nói cháu hôi, các bạn sợ lây bệnh...”. Ở vùng sơn cước này, nhận thức của người dân còn hạn chế nên mọi người đều sợ “bệnh dữ” của Rú.

Tuy không nói ra, nhưng nhiều bố mẹ đều hạn chế con mình chơi đùa với đứa trẻ bất hạnh này.

Năm 3 tuổi, bố mẹ có đưa bé Rú đến học mầm non. Nhưng do vấn đề vệ sinh cá nhân, nên chưa đầy một tuần Rú bị trả về nhà. Đến giờ bé Rú vẫn chưa được cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Ngày ngày bé chỉ biết quanh quẩn một mình trong nhà, hay theo bố mẹ lên rẫy.

Mô tả ảnh.
Gia đình anh Alăng Ranh rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái. Ảnh: Mai Long

“Cháu muốn được xem ti vi, nhưng nhà cháu không có. Bạn bè không cho cháu xem cùng” - Rú nói trong hai hàng nước nước mắt giàn giụa.

Khó khăn chồng chất khó khăn

Nhà Alăng Ranh có bốn miệng ăn, cả vợ chồng làm lụng quần quật mới có gạo ăn. Nhưng gánh nặng càng chồng chất lên vai người đàn ông 40 tuổi này khi căn bệnh đục thuỷ tinh thể của chị Ply ngày nặng thêm. Và mấy tháng trước Ply đã không còn nhìn được nữa...

“Mình phải mò mẫm để nấu ăn cho chồng con, nhiều hôm không nấu được thì mấy bố con sang ăn tạm nhà hàng xóm” - Ply đượm buồn.

Khó khăn như vậy nhưng gia đình Alăng Ranh không được hưởng một chính sách nào. “Chỉ làm rẫy thôi ăn còn không đủ thì lấy tiền đâu mà chữa bệnh cho vợ con” - Alăng Ranh ngậm ngùi.

Trưởng thôn Sơn, ông Alăng Bliu cho biết, thôn có tổ chức vận động quyên góp giúp đỡ nhà anh Ranh nhưng bà con đều nghèo khổ cả, giúp cũng chẳng được bao nhiêu.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Cung Tiến, Chánh Văn phòng UBND xã Sông Kôn cho biết: “Chúng tôi đang làm lại hồ sơ để chuyển bé Rú sang diện hỗ trợ mới, bởi trước đây gia đình kê khai bé vào diện trẻ em mồ côi là không chính xác”.

Trong lúc chờ đợi các cơ quan chức năng thì bé Alăng Thị Rú vẫn sống trong cảnh khó khăn, không được hưởng trợ cấp xã hội. Đứa trẻ bất hạnh này đang rất cần những vòng tay cưu mang, những tấm lòng hảo tâm để giúp em vượt qua mặc cảm, sớm hoà nhập với cộng đồng.

  • Mai Long