Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Chung kết Chìa khóa thành công năm thứ hai

Chương trình Chìa khóa thành công năm thứ hai đã đi đến hồi kết với trận chung kết dành cho các CEO - đó là nơi tôn vinh những người chiến...



Chương trình Chìa khóa thành công năm thứ hai đã đi đến hồi kết với trận chung kết dành cho các CEO - đó là nơi tôn vinh những người chiến thắng những người thành công nhất của cuộc thi này.

Trận chung kết Chìa khóa thành công dành cho các CEO năm thứ hai thật sự là một trận đấu gay go quyết liệt nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Nó khép lại một chặng đường đã đi qua và mở ra một trang mới cho một trong những game show truyền hình đang rất ăn khách hiện nay trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Một tình huống dành cho giám đốc điều hành một công ty sản xuất nước hoa. Trong năm nay, công ty này dự định sẽ cho ra đời một loại nước hoa đột phá mới với kiểu chai đặc biệt. Sau khi lựa chọn mẫu thiết kế của chính giám đốc sáng tạo, công ty đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức để cho ra đời sản phẩm. Chỉ còn 1 tháng trước khi sản phẩm được chính thức tung ra thị trường, đột nhiên có một đại diện của công ty đối thủ cạnh tranh đến gặp ông ta và nói rằng mẫu thiết kế đó đã thuộc quyền sở hữu của công ty họ. Họ sẽ khởi kiện nếu công ty ông ta tung sản phẩm đó ra thị trường. Mẫu thiết kế này công ty ông ta đã đi đăng ký bản quyền nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận chính thức. Vị giám đốc điều hành sẽ giải quyết tình huống này như thế naò?

Bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chuyên viên tư vấn luật đến từ TP. HCM đưa ra hướng giải quyết vấn đề của mình như sau: Thứ nhất bạn sẽ kiểm tra xem đã có công ty nào nộp đơn đăng ký trước về loại nhãn hiệu giống công ty bạn hay chưa và nếu như chưa có công ty nào đăng ký mẫu mã đó thì bạn sẽ tiếp tục tung ra thị trường dòng sản phẩm đó.

Song vẫn phải đặt ra một giả thuyết khác là giám đốc sáng tạo của công ty mình có một sự vay mượn ý tưởng nào đó của công ty đối thủ. Khi đó bạn cần phải xem xét lại quy trình sản xuất sản phẩm của mình và có một vấn đề mấu chốt ở đây là tất cả các nhãn hiệu đã được in ra thì phải làm thế nào để khắc phục được vấn đề đó.

Trong trường hợp nếu có xảy ra vi phạm bản quyền thì mình sẽ sáng tạo ra một mẫu mã khác nhưng vẫn tận dụng được những mẫu mã mà mình đã có để tiết kiệm chi phí.

Một tình huống khác dành cho giám đốc điều hành một công ty thiết kế và in ấn bao bì. Công ty ông ta thường xuyên cung cấp bao bì cho một công ty mỹ phẩm, là đối tác truyền thống lâu năm, doanh thu lớn. Lần này, công ty ông ta nhận được đơn đặt hàng thiết kế và in hộp đựng và tờ hướng dẫn cho sản phẩm son môi với trị giá hợp đồng rất lớn từ khách hàng này. Nhưng lần này phía công ty mỹ phẩm thông báo họ nhận được bản chào giá sản xuất của một đối thủ cạnh tranh của công ty ông ta, với mức giá thấp hơn 20%. Công ty mỹ phẩm đồng ý vẫn sẽ ký hợp đồng nếu công ty ông ta chấp nhận làm với mức giá đó. Nếu với mức giá đó, công ty sẽ không có lãi. Ông ta sẽ quyết định như thế nào?

Với tình huống này, bạn Chu Thị Phương Anh - Chuyên viên đầu tư, Hồ Chí Minh cho rằng: Nếu như đây là mức giá thành thấp nhất có thể chấp nhận được đối với công ty của mình và không thể thấp hơn được nữa thì có nghĩa là đối thủ đang đánh vào khía cạnh cạnh tranh về giá và nếu như họ cạnh tranh không bền vững thì cũng không thể cạnh tranh dài lâu được. Còn đối với khách hàng truyền thống thì trong trường hợp này chúng ta nên đàm phán rằng trong thời buổi khó khăn này và chỉ với riêng hợp đồng này chúng tôi sẽ đồng ý giảm giá cho khách hàng của mình khoảng 10%. Còn lại cả hai bên sẽ phải cùng nhau chia sẻ khó khăn trong giai đoạn này.

Đánh giá về phương án của các bạn đưa ra, ông Huỳnh Bửu Sơn - Chuyên viên kinh tế cao cấp nhận xét: Đối với Hồng Nhung bạn đã vượt qua phần thi của mình khá tốt. Còn đối với Phương Anh bạn cũng đã nhấn mạnh được ý cần phải giảm giá. Tuy nhiên trong chuyện thương lượng có lẽ bạn hơi cứng nhắc và nó sẽ làm cho khả năng thương lượng của bạn trên thực tế khó thuyết phục được đối tác của mình và có thể sẽ làm rạn nứt mối quan hệ cần phải củng cố.

PGS, TS, Luật sư Phạm Hồng Hải - Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự đưa ra lời khuyên cho bạn Hồng Nung trong trường hợp này là: bạn nên tổ chức ngay lập tức một cuộc đối thoại giữa người sáng chế của công ty mình với đại diện của công ty bên kia để tìm ra sự thật của vấn đề. Mặt khác trong trường hợp bạn đã khẳng định rằng không có sự gian dối ở đây thì khi đó bạn nên khẳng định với họ rằng vấn đề này không phải ông được quyền kiện tôi mà chính công ty tôi được quyền kiện các ông bởi vì trong cơ chế thị trường chúng ta không ngại những chuyện kiện tụng.

Vị giám khảo nữ duy nhất của trận chung kết, bà Ngô Thanh Thủy - Giám đốc khối các định chế tài chính Ngân hàng ANZ đánh giá rất cao bạn Phương Anh trong việc xử lý tình huống này bởi bạn có tầm nhìn chiến lược vừa có kế hoạch dài hạn vừa có kế hoạch ngắn hạn. Mặt khác bạn là người có bản lĩnh bởi vì chỉ với một trợ thủ mà bạn đã tìm ra được hướng giải quyết cho mình khá tốt vì thế bà cho rằng đáp án mà bạn đưa ra phần lớn dựa vào công sức của bạn.

Cuối cùng bà Ngô Thanh Thủy cúng đánh giá rất cao Phương Anh ở những giải pháp tình thế của bạn đưa ra: linh hoạt trong đàm phán, linh hoạt trong các nguyên tắc kinh doanh. Đặc biệt bà thích nhất một nguyên tắc của bạn đưa ra đó là chúng ta đảm bảo việc làm cho nhân viên những người đã đi theo chúng ta trong bao nhiêu năm qua, điều đó cho thấy bạn là một vị thủ lĩnh có nhân văn biết nghĩ đến con người, nghĩ đến cộng sự và bà đánh giá rất cao điều đó.