Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Các quyết định kinh doanh mạo hiểm

Trong hoạt động doanh nghiệp, nhiều khi có những quyết định táo bạo mang tính rủi ro cao. Nếu thành công thì nó sẽ đạt được lợi nhuận lớn, t...

Trong hoạt động doanh nghiệp, nhiều khi có những quyết định táo bạo mang tính rủi ro cao. Nếu thành công thì nó sẽ đạt được lợi nhuận lớn, thậm chí giúp doanh nghiệp có được bước phát triển mang tính đột phá.
Tuy nhiên, nếu quyết định đó là sai lầm, doang nghiệp sẽ bị đẩy vào tình thế khó khăn. Trách nhiệm lúc này được đặt lên vai người giám đốc khi chính họ phải là người đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Đây là tình huống dành cho giám đốc kinh doanh của một công ty tư vấn thị trường. Công ty ông ta có một khách hàng A lâu năm mang lại thu nhập thường xuyên. Một khách hàng B mới đến và đưa ra một đơn hàng giá trị rất cao, mọi điều kiện trong hợp đồng đều tốt. Đây là một công ty danh tiếng và nếu thực hiện đơn hàng này, công ty ông ta sẽ có một nguồn thu đáng kế và tạo dựng được uy tín nhất định trên thị trường.
Tuy nhiên đây lại là đối thủ cạnh tranh của khách hàng A lâu năm kia, họ cũng đã biết việc này và tỏ ý không hài lòng. Giữa một bên là khách hàng lâu năm, đem lại thu nhập thường xuyên với một khách hàng là một công ty danh tiếng, có thể đem lại nguồn thu đáng kể và tạo dựng được uy tín nhưng lại là đối thủ cạnh tranh của khách hàng kia, người giám đốc kinh doanh sẽ quyết định như thế nào?
Trần Thị Xuân Hương - Nhân viên kinh doanh Hà Nội cho biết, với tình huống này bạn sẽ thu xếp một buổi họp với công ty A và trao đổi với họ về vấn đề bên công ty bạn sẽ hợp tác với công ty B. Việc hợp tác này, không chỉ có lợi cho công ty B mà còn có lợi cho công ty A. Tuy nhiên, với tư cách là một công ty tư vấn, công ty của bạn sẽ đảm bảo việc giữ kín các thông tin mật của mỗi đối tác.
Ông Lê Kim Giang - Phó trưởng văn phòng Luật sư Hưng Giang - Hà Nội có hỏi: Theo nguyên tắc là không được tư vấn cho hai khách hàng với cùng một sản phẩm, nếu bạn đồng thời hợp tác với cả hai công ty thì hiệu quả công việc sẽ ra sao?
Bạn Hương cho rằng, công ty B là một công ty lớn, sẽ hoạt động với một quy mô lớn. Còn công ty A tuy quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn có thị trường hoạt động riêng. Khi tư vấn cho hai đối tượng, mình chỉ sử dụng những kinh nghiệm để tư vấn cho hai bên, chứ không lấy thông tin của công ty này tư vấn cho công ty kia.
Ông Huỳnh Bửu Sơn - Chuyên viên kinh tế cao cấp lại chất vấn: Bạn có nghĩ rằng nếu tư vấn cho công ty B bán được nhiều sản phẩm, thì công ty A sẽ bán được ít sản phẩm hơn không?
Bạn Hương trả lời: Mỗi công ty đều có thị trường riêng của mình và trong trường hợp này thì bạn Hương tin rằng không có chuyện công ty B sẽ chiếm hết thị phần của công ty A.
Ông Huỳnh Bửu Sơn không đồng tình với ý kiến này và nhận định rằng bạn Hương không hiểu rõ nguyên tắc: Không tư vấn cho hai khách hàng đối kháng. Bảo vệ thông tin của khách hàng chưa đủ để có thể làm cho hai đối thủ cạnh tranh cùng một lúc.
Ngô Thanh Thủy - Giám đốc khối các định chế tài chính Việt Nam, Ngân hàng ANZ cũng cho rằng: Nguyên tắc bảo mật thông tin thể hiện đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình làm việc thông tin có thể bị lỗ và rất khó có thể giữ được.
Kết luận lại vấn đề, ông Lê Kim Giang nhận xét: Bạn nên từ chối hợp tác với công ty B bởi như thế sẽ mang lại nhiều uy tín. Nếu bạn tiếp nhận đơn hàng với công ty B, họ sẽ đặt ra câu hỏi rằng nếu đã một lần bạn từ bỏ công ty A để tư vấn cho họ, thì có thể khi một công ty C nào đó xuất hiện thì bạn cũng sẽ bỏ công ty B để hợp tác với công ty. 
Theo chiakhoathanhcong.vtv.vn