Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Sự khác biệt đắng lòng

Đôi khi trí tưởng tượng phong phú cũng làm mình bật khóc đó, bạn tin không? Dù không phải là đứa nhạy cảm hay dễ xúc động nhưng khi bắt gặ...

Đôi khi trí tưởng tượng phong phú cũng làm mình bật khóc đó, bạn tin không? Dù không phải là đứa nhạy cảm hay dễ xúc động nhưng khi bắt gặp những hình ảnh thế này...
Chặng đường đến trường:





Hàng chục em học sinh làng Kpắih muốn học lấy cái chữ phải vượt khúc sông 50m của dòng Ayun hung dữ (1 xã nghèo nhất của huyện Chư Sê)



Trong khi quý tử Hà Thành thì được đi trên những con đường bằng phẳng, xe đưa đi đón về, mưa chẳng tới đầu, nắng chẳng tới mặt...Báo chí nhà ta cứ lăng xê, khen như điếu đỗ...và cứ như vô tình đẩy con người vào hai chế độ khác nhau...khuyến khích người ta làm giàu để có tiền mua xe mà bất chấp sự việc để kiếm tiền nhanh chóng......




Sau khi bơi 1 quãng mệt bở hơi tai, bọn nhóc phải lội bộ thêm hơn 5km đường đồi dốc mới đến được trường. Tới đoạn này mình cảm thấy cay cay ở sóng mũi... Sao đoạn đường đến trường của bọn nhỏ lại khó khăn, vất vả và đôi khi là phải đánh đổi bằng cả tính mạng của chúng vậy nhỉ? Đó cũng chính là lý do khiến số lượng trẻ ở đây bỏ học nhiều hơn, không phải vì chúng ham chơi mà là vì chúng không còn cách nào khác để lựa chọn...



Và cùng lúc đó (có thể sớm hơn một tí), các bé nơi thành phố được cha mẹ chúng chở trên những chiếc xe bạc tỉ, cầm tay dắt đến tận lớp học và rồi sẽ chẳng có ai kể cho chúng nghe về con đường đến trường của những đứa nhóc đồng trang lứa nơi vùng Chư Sê lam lũ.

Sách vở:






Ở nơi ấy, học sinh phải bơi qua sông bằng 1 tay, tay kia phải cầm sách vở. Hôm nào nước lớn, tập vở ướt sũng hết, tụi nhỏ phải đem ra phơi như cảnh phơi kinh trong phim Tây Du Ký ấy!



Trong khi bọn trẻ thành thị được cha mẹ sắm sửa cho nhiều thứ phục vụ cho việc học như: cặp mới, áo quần mới, giày dép mới,... Không cần nỗ lực, không cần cố gắng gì nhiều, mọi thứ như phải có nghĩa vụ hiện ra trước mặt khi năm học mới đến.


Lớp học:








Ngồi vào lớp với những bộ quần áo còn ướt mem và vương mùi sình, bọn trẻ chăm chú học mà không còn thời gian để lo lắng cho quãng đường về xa dịu vợi... Lớp học lại càng ngày càng vắng...



Trẻ thành thị thì sao nhỉ? Với những phương tiện học tập hiện đại, cần gì có nấy, ấy vậy mà mỗi sáng khi cha mẹ đánh thức dậy đi học thì lại nhăn nhó, không muốn đi vì... lười...

Thầy cô ở nơi ấy thì sao nhỉ?




Thầy Đạt và những người thầy khác cũng phải hằng ngày lội nước bằng bè đến lớp




Và không ít lần bè bị nước cuốn phăng đi, nhưng dù lòng yêu nghề có mạnh mẽ thế nào thì thầy cô cũng phải bó tay trước cái thực trạng suốt ba mươi mấy năm nay, ở cái xã Ayun này, chưa hề có đứa học sinh nào tốt nghiệp nổi cấp 3.

Một cái cầu, 1 cái cầu nho nhỏ thôi là một ước mơ dường như quá lớn đối với mấy đứa nhỏ, cũng như người dân vùng sông nước nghèo khổ này...
Nguồn: http://forum.vietyo.com/topic/su-khac-biet-dang-long-85429.html