Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Chuyện " tình yêu "....... ở ký túc xá !!!

Muốn tán được một nàng ở ký túc xá thì các anh chàng không chỉ leo cầu thang chùn chân, mất tiền mua quà “đấm mồm” mà còn phải vượt qua c...

Muốn tán được một nàng ở ký túc xá thì các anh chàng không chỉ leo cầu thang chùn chân, mất tiền mua quà “đấm mồm” mà còn phải vượt qua con mắt “soi mói” của gần 20 “bà mẹ” khó tính.

Cưa cẩm

Muốn cưa cẩm một cô nàng ký túc xá thật vất vả. Nếu như tán một cô nàng ở dãy trọ thì các chàng chỉ việc tằng tằng lái xe đến nhà. Thì với các nàng ký túc xá đầu tiên là phải gửi xe sau đó leo lên 4- 5 tầng cầu thang.

Sau khi leo cầu thang bở hơi tai, chàng đến phòng trình diện 20 nàng với những ánh mắt soi mói, dò xét thậm chí là chủ động tấn công như một bầy ong chúa khiến chàng nhiều khi ngồi đơ ra, mặt đỏ tía tai và miệng lắp bắp chẳng nói nên câu. Do đó các chàng rất “sợ” khi lần đầu đầu tiên ra mắt nàng và 20 “bà mẹ” khó tính.

Minh Quân, chàng trai Kiến trúc tâm sự: “Mặc dù cũng được nàng cảnh báo, mình cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng khi đến nơi nhiều thấy gần 20 em ngồi với gần 40 ánh mắt “soi” từ trên xuống dưới khiến mình cảm thấy run và “sợ”. Các nàng mỗi người một câu vậy là đến khi ký túc xá hết giờ mình vẫn chẳng nói được với nàng câu nào. Tuy nhiên dù sao buổi ra mắt cũng tương đối thành công bởi mình đã “ghi điểm” được trong mắt nàng cũng như gần 20 “bà mẹ” khó tính. Đây quả là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời sinh viên của mình”.

Vào không quà, ra không…

Khi đã thành “rể” của phòng thì các chàng trai càng phải chứng tỏ sự ga lăng, biết cách chiều các “bà mẹ”. Và tất nhiên lần nào đến chơi cũng phải kèm theo một gói quà dắt túi. Bởi như một quy luật bất thành văn cứ “rể” đến phòng là phải có quà khi thì mấy túi ổi, lúc vào cân cóc… Cứ thế triền miên từ ngày này qua ngày khác vì vậy tình phí của các chàng “rể” ký túc xá cũng tốn kém hơn.

Nếu vô tình một lần bạn đến mà không mang quà theo thì trước khi về các nàng sẽ nhắc khéo: “Khách đến nhà vào không quà ra không quần”. Chàng đỏ mặt quay đi còn nàng thì bối rối và tất nhiên lần sau phải nhớ mang quà trước khi đến “nhà nàng”.

Còn đối với sinh nhật nàng và các “bà mẹ” chàng phải ghi nhớ và đến chúc mừng. Và tất nhiên đi kèm cùng những lời chúc mừng là hoa và… quà.

Đau khổ hơn vào các ngày lễ như: 8/3, 20/10 rồi Noel, Tết dương lịch… bên cạnh sự quan tâm dành cho nàng thì các chàng còn phải chuẩn bị sẵn một bó hoa to để tặng các “bà mẹ”. Bởi mình làm đẹp lòng các nàng cũng là làm đẹp lòng người yêu. Hơn nữa những lúc nàng “trái nắng trở trời” chàng còn có đồng minh mà nhờ cậy.

Nỗi buồn chia vơi, niềm vui cộng lại

Tình ký túc xá rất khác so với tình yêu ở bên ngoài là ở chỗ. Khi nàng và chàng có niềm vui thì người đầu tiên đến chúc mừng là gần 20 bà mẹ. Nhưng chẳng may chuyện tình giữa chàng và nàng gặp trắc trở éo le thậm chí nàng vô tình yêu phải tên “sở khanh” thì các bè mẹ sẽ là những người đầu tiên “chia buồn” và giúp bạn vượt qua.

Thảo, cô sinh viên năm thứ ba, CĐ Y Hải Dương đã kể lại một kỷ niệm “khó quên”. Chuyền, một thành viên của phòng chẳng may yêu phải một chàng “họ sở”. Vì quá tin tưởng cũng là quá yêu nên Chuyền đã trao cho chàng tất cả cái quý giá của đời con gái. Nhưng thật bất hạnh ngay sau đêm hôm đó chàng "họ sở" kia biến mất. Chuyền tìm đến nơi chàng ở thì được chủ nhà cho biết anh ta đã chuyển đi nơi khác, gọi điện thì anh ta thay số. Cô đau đớn và tìm cách tự tử. Nhưng được sự động viên của cả phòng dần dần Chuyền cũng nguôi ngoai nỗi buồn và dần trở về với cuộc sống. Sau lần đó phòng càng gắn bó hơn. Tất cả các thành viên trong phòng quyết định nhận nhau làm anh em kết nghĩa. Do đó nếu thấy các bạn nữ sinh ký túc gọi nhau là anh em thì bạn cũng đừng quá ngạc nhiên.

Chỗ tâm sự?

Các chàng “rể” của ký túc xá ngoài phải leo cầu thang chùn chân, mất tiền mua quà “đấm mồm”, vượt qua con mắt “soi mói” của gần 20 “bà mẹ” khó tính họ còn gặp khó khi tìm chỗ tâm sự.

Anh Quân, chàng bác sĩ của Bệnh viện Hải Dương chẳng may phải lòng cô sinh viên ký túc. Tán tỉnh đã xong, lời yêu nàng cũng đã nhận nhưng dường như hai người không có khoảng trời riêng. Phòng có hơn 10 nàng thì đến 9 nàng có người yêu. Vậy là tối thứ 7 các chàng lũ lượt đến phòng và mỗi đôi ngồi một giường – đó cũng là khoảng trời riêng của họ.

Với sinh viên các trường ngoại thành có vườn hoa, bờ hồ, công viên… thì đây là điểm hẹn của họ. Do đó đến ĐH Nông nghiệp vào buổi tối, bạn sẽ lạc vào “vườn yêu”. Mỗi một gốc cây bên bờ hồ là một cặp đôi. Và ở đó họ chỉ trao được cho nhau cái nắm tay, ánh mắt trìu mền, nụ hôn nồng nàn. Và vì vậy tình yêu ký túc cũng trong sáng hơn tình yêu các dãy trọ.