Đó là câu nói mà hầu hết các nhà tuyển dụng rất thích được hỏi. Và lý do câu hỏi này được dùng thường xuyên trong đa số các cuộc phỏng vấn ...
Câu hỏi này ngoài việc cho nhà tuyển dụng cơ hội để biết về ứng viên thì bên cạnh đó câu hỏi tiếp theo dành cho bạn cũng có thể dựa trên câu trả lời mà bạn nói về bản thân. Vì vậy, muốn có được thành công thì trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị kỹ cho mình phương án trả lời.
Trong khi chuẩn bị cho câu trả lời này bạn hãy xem xét những gợi ý sau:
1. Bản thân:
Hãy nói cho họ biết tên tuổi đầy đủ cũng như nơi ở của bạn (là người ở đâu, địa chỉ nơi cư trú hiện tại)… Bạn cũng có thể nói về gia đình của mình (nói ngắn gọn, súc tích), thậm chí bạn cũng có thể “mở lòng” cho biết lý do tại sao bạn đến thành phố này, v..v..
2. Kiến thức:
Hãy nói cho họ biết về trình độ học vấn của bạn thông qua bằng cấp. Ví dụ như bằng đại học/ hoặc bằng cao học… Còn nếu bạn đang là sinh viên thì hãy nói cho họ biết bạn là sinh viên năm thứ mấy, học lực ra sao, xếp loại gì?
Nhưng nếu bạn đã làm được một công việc gì đó nổi bật, đáng tự hào so với bạn bè cùng trang lứa thì càng phải cho nhà tuyển dụng biết. Điều đó chắc chắn sẽ tăng thêm giá trị cho bạn.
3. Kinh nghiệm:
Hãy nói toàn bộ những kinh nghiệm mà bạn có (về những công việc mà bạn từng tham gia, những kinh nghiệm mà bạn có được từ những công việc đó...). Bạn bắt đầu từ những năm đầu dần dần đến những năm gần đây. Và tất nhiên những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được không chỉ rút ra cùng một việc làm giống nhau trong nhiều năm qua.
Sau đó, hãy nói chính xác về những công việc mà bạn đã từng làm. Đây là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Còn nếu bạn là người mới vào nghề bạn hãy nói về những dự án hay những kế hoạch của mình.
4. Kinh nghiệm của bạn có thể áp dụng với công việc hiện tại:
Điều này chính là điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm. Bạn có thể có nhiều kinh nghiệm, nhưng tóm lại bạn có bao nhiêu kinh nghiệm có thể áp dụng được với công việc hiện tại mới là điều quan trọng.
Tuy nhiên nếu bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm với công việc mới này thì bạn cũng có thể nói về một số kinh nghiệm liên quan. Hoặc thậm chí bạn không có một kinh nghiệm liên quan nào thì hãy bày tỏ quyết tâm, lòng tự tin và thái độ sẵn sàng đối mặt với thử thách đối với công việc mới.
5. Không nói về tiền lương trong câu hỏi này:
Đặc biệt bạn nên chú ý không đưa ra yêu cầu về lương vào thời điểm này. (Trừ khi đã xác định rõ câu hỏi).
6. Tránh đưa ra những thông tin chi tiết không cần thiết bởi thời gian của các nhà tuyển dụng được ví như vàng.
7. Và bạn hãy chắc chắn rằng những câu trả lời vu vơ, vô nghĩa không nên kéo dài quá 1 phút.
Theo DT