(GDVN) - “Tôi đến gặp ông Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hai lần nhưng vẫn là cái lắc đầu đến vô tình. Tôi viết đơn sang Sở ...
(GDVN) - “Tôi đến gặp ông Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hai lần nhưng vẫn là cái lắc đầu đến vô tình. Tôi viết đơn sang Sở Nội vụ và UBND tỉnh nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức, mặc dù tôi đã gửi đơn được một tháng rồi”.
LTS: Gửi đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền, sở ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc và nhận thư trả lời của ông Giám đốc Sở GD&ĐT Hoàng Minh Quân, chị Dương Thị Ánh cùng những người dự xét tuyển viên chức trong thời gian qua không khỏi lo lắng.
Sau loạt bài phản ánh trên Giaoduc.net.vn, chị Ánh một lần nữa tâm sự với phóng viên rằng: Chị tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc, được học và làm theo đúng ngành nghề mà mình yêu thích, nhưng hiện tại dường như tất cả đều quay đầu lại với chị. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải bức tâm thư của chị Dương Thị Ánh để độc giả hiểu cặn kẽ hơn vụ việc. Tôi đã từng tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc thân yêu. Từ những bước chân chập chững đầu tiên tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc bình dị ấy. Và đến khi cắp sách tới trường tôi đã từng cố gắng mỗi ngày với những bài học “Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày”. Từ những bài học về hai chữ "quê hương" ấy tôi đã lớn lên.
Nhưng cuộc sống không hề đơn giản với tôi. Gia đình tôi quá nghèo khổ, bản thân thì tàn tật, cha là thương binh nên vẫn thường xuyên bị ốm không làm được gì. Tất cả đều trông mong vào đôi vai gầy chịu nhiều sương gió của mẹ. Hoàn cảnh như vậy nên tôi đã cố gắng học, tôi lấy học là động lực để tôi tiếp tục hướng về tương lai.
Gia đình thì nghèo tôi đã phải vừa học vừa đi làm kiếm sống nuôi thân với đôi chân không vững. Vậy là 4 năm Đại học cũng trôi qua tôi đã ra trường. Tôi cứ tưởng từ nay tôi sẽ được mỉm cười vì tôi sẽ có việc làm để cha mẹ tôi phần nào bớt nỗi lo âu, mẹ tôi tóc sẽ bớt đi nhiều sợi bạc.
Sau loạt bài phản ánh trên Giaoduc.net.vn, chị Ánh một lần nữa tâm sự với phóng viên rằng: Chị tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc, được học và làm theo đúng ngành nghề mà mình yêu thích, nhưng hiện tại dường như tất cả đều quay đầu lại với chị. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải bức tâm thư của chị Dương Thị Ánh để độc giả hiểu cặn kẽ hơn vụ việc. Tôi đã từng tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc thân yêu. Từ những bước chân chập chững đầu tiên tôi đã cảm nhận được niềm hạnh phúc bình dị ấy. Và đến khi cắp sách tới trường tôi đã từng cố gắng mỗi ngày với những bài học “Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày”. Từ những bài học về hai chữ "quê hương" ấy tôi đã lớn lên.
Nhưng cuộc sống không hề đơn giản với tôi. Gia đình tôi quá nghèo khổ, bản thân thì tàn tật, cha là thương binh nên vẫn thường xuyên bị ốm không làm được gì. Tất cả đều trông mong vào đôi vai gầy chịu nhiều sương gió của mẹ. Hoàn cảnh như vậy nên tôi đã cố gắng học, tôi lấy học là động lực để tôi tiếp tục hướng về tương lai.
Gia đình thì nghèo tôi đã phải vừa học vừa đi làm kiếm sống nuôi thân với đôi chân không vững. Vậy là 4 năm Đại học cũng trôi qua tôi đã ra trường. Tôi cứ tưởng từ nay tôi sẽ được mỉm cười vì tôi sẽ có việc làm để cha mẹ tôi phần nào bớt nỗi lo âu, mẹ tôi tóc sẽ bớt đi nhiều sợi bạc.
Chị Dương Thị Ánh, một trong 3 nữ sinh đứng đơn khiếu nại, có hoàn cảnh khó khăn và nhiễm chất độc da cam di truyền từ bố, đang vô cùng hoang mang không biết mình sẽ tìm lại được sự công bằng hay không? Ảnh: XT |
Nhưng điều đó đã không xảy ra vì Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm 2011 lại không xét tuyển trường tôi (Trường ĐH Tây Bắc), mặc dù đó là trường của Bộ cấp, cũng do những suy nghĩ độc đoán của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Nên tôi rơi vào cuộc sống quá khốn cùng, niềm tin, hi vọng, ước mơ, sụp đổ trong tôi. Biết bao đêm tôi khóc, biết bao giọt nước mắt đổ xuống. Tôi không biết phải sống như thế nào? Chỉ biết chờ đợi và hi vọng. Tôi hận Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đến vô cùng.
Năm 2012, ban đầu Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng không nhận xét tuyển trường tôi nhưng nhờ báo chí tôi mới được xét tuyển. Nhưng nỗi bất công không ngừng đến với tôi...
Năm 2012, ban đầu Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng không nhận xét tuyển trường tôi nhưng nhờ báo chí tôi mới được xét tuyển. Nhưng nỗi bất công không ngừng đến với tôi...
Vẫn do sự độc đoán của mình mà Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lại tự đưa ra cách tính điểm mà không hề theo Nghị định Chính Phủ và chính văn bản mà họ đưa ra. Nên lại thêm một lần nưa tôi rơi xuống vực khi tôi biết rằng nếu tính điểm đúng theo văn bản tôi đã đỗ. Một điều không hiểu nữa là Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lại đưa ra ưu tiên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, kết quả là một thí sinh có điểm thi thấp hơn tôi mà vẫn đỗ.
Ai chẳng muốn được ở bên gia đình, cha tôi đã chịu đựng biết bao khổ cực đối mặt với cái chết để bảo vệ cuộc sống yên bình cho hôm nay. Vậy ai mới là người được ưu tiên?
Từ một mảnh đất thân yêu giờ đây tôi trở nên căm hận. Tôi ước giá như mình được sinh ra trên mảnh đất khác có lẽ tôi không phải chịu nhiều bất công đến vậy.
Từ một mảnh đất thân yêu giờ đây tôi trở nên căm hận. Tôi ước giá như mình được sinh ra trên mảnh đất khác có lẽ tôi không phải chịu nhiều bất công đến vậy.
Nhưng biết làm sao khi nơi đây có mẹ cha tôi đang sống, những người thân duy nhất trên cuộc đời tôi. Vì quá bất công nên tôi đã đi tìm công lý. Tôi đến gặp ông Quân (Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - pv) hai lần nhưng vẫn là cái lắc đầu đến vô tình. Tôi viết đơn sang Sở Nội vụ và UBND tỉnh nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức, mặc dù tôi đã gửi đơn được một tháng rồi.
Có thể vì tôi chỉ là một người dân đen ư? Tôi đã phải rơi những giọt nước mắt cay đắng khi tôi bị đuổi ra khỏi UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ vì tôi đi tìm sự công bằng ư? Vẫn là sự im lặng đến đốt cháy cả lòng tôi. Uất hận, tủi cực, đau đớn, biết bao những giọt nước mắt đổ xuống tôi biết phải làm sao? Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa hề nhận được câu trả lời từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Sở GD&ĐT có gửi cho tôi hai văn bản vẫn kiên quyết trả lời là không! Câu nói “không” của ông ấy sao mà giản đơn đến vậy nhưng nó đang giết chết một hi vọng, một tương lai của một con người? Sở Nội vụ đã gửi tôi văn bản yêu cầu Sở GD&ĐT làm đúng theo văn bản nhưng không biết họ có làm theo đúng lương tâm, trách nhiệm, công bằng cho tôi và các bạn khác không? Giờ đây tôi chỉ biết hi vọng vào UBND tỉnh và Sở Nội vụ hãy trả lại sự công bằng cho tôi, trả lại cuộc sống cho tôi. Để sau này khi lên mục giảng tôi sẽ lại đọc cho học sinh nghe bài thơ ngày ấytôi vẫn đọc:
“Quê hương là gì hở mẹ. Mà sao cô dạy phải yêu. Quê hương là gì hở mẹ. Ai đi xa cũng nhớ nhiều”...Và tôi tin rằng những học sinh của tôi sẽ lại tiếp tục tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất Vĩnh Phúc đầy nắng và gió. Và những mầm non ấy sẽ không ai phải chịu nhiều những bất công như tôi. Đây là những tâm sự được cất lên từ một con người đã chịu nhiều đau khổ, bất công.
Dương Thị Ánh sinh năm 1987 tại xã Quang Sơn - Lập Thạch - Vĩnh Phúc trong một gia đình nghèo, làm ruộng, cuộc sống khốn đốn vây quanh. Ánh thi đỗ vào Trường đại học Tây Bắc khoa Ngữ Văn niên khóa 2007-2011.
Trong thời gian là sinh viên, năm học 2009 – 2010 chị đã từng đạt giải 3 môn Ngữ văn tại trường. Năm 2011 sau khi ra trường với tấm bằng loại khá, trong đó điểm luận văn 10, Ánh xin vào dạy hợp đồng tại Trường THCS Quang Sơn. Trong thời gian dạy tại đây cô giáo trẻ đã tự mình bồi dưỡng 4 học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích.
Cha cô, ông Dương Văn Lợi hiện đang là thương binh và mất sức lao động, mẹ Ánh bà Trần Thị Sen sáng ngày gắn chặt với ruộng lúa, nương khoai mưa nắng ngoài đồng để lo cho gia đình từng bữa cơm.
Cô giáo trẻ Dương Thị Ánh là con thứ ba trong gia đình, hai chị gái cũng đã lấy chồng, cậu em út hiện cũng đang học tại ngôi trường mà Ánh vừa tốt nghiệp. Ánh tâm sự chỉ có nguyện vọng ổn định công việc để đỡ phần nào kinh tế cho cả nhà, cho mẹ bớt khổ, cho bố bớt suy tư. Nhưng sự đời không được suôn sẻ như Ánh tưởng.
Tâm sự với chúng tôi, cô giáo trẻ nói: “Tôi mong UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT hãy nhìn về những người dân đang sống để hiểu họ hơn, xin đừng nhìn đâu xa hãy nhìn về chúng tôi! Những mảnh đời đang hy vọng, đang ngóng trông, đang chờ đợi, hãy quan tâm đến chúng tôi, hãy lắng nghe chúng tôi”!
Trong thời gian là sinh viên, năm học 2009 – 2010 chị đã từng đạt giải 3 môn Ngữ văn tại trường. Năm 2011 sau khi ra trường với tấm bằng loại khá, trong đó điểm luận văn 10, Ánh xin vào dạy hợp đồng tại Trường THCS Quang Sơn. Trong thời gian dạy tại đây cô giáo trẻ đã tự mình bồi dưỡng 4 học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích.
Cha cô, ông Dương Văn Lợi hiện đang là thương binh và mất sức lao động, mẹ Ánh bà Trần Thị Sen sáng ngày gắn chặt với ruộng lúa, nương khoai mưa nắng ngoài đồng để lo cho gia đình từng bữa cơm.
Cô giáo trẻ Dương Thị Ánh là con thứ ba trong gia đình, hai chị gái cũng đã lấy chồng, cậu em út hiện cũng đang học tại ngôi trường mà Ánh vừa tốt nghiệp. Ánh tâm sự chỉ có nguyện vọng ổn định công việc để đỡ phần nào kinh tế cho cả nhà, cho mẹ bớt khổ, cho bố bớt suy tư. Nhưng sự đời không được suôn sẻ như Ánh tưởng.
Tâm sự với chúng tôi, cô giáo trẻ nói: “Tôi mong UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT hãy nhìn về những người dân đang sống để hiểu họ hơn, xin đừng nhìn đâu xa hãy nhìn về chúng tôi! Những mảnh đời đang hy vọng, đang ngóng trông, đang chờ đợi, hãy quan tâm đến chúng tôi, hãy lắng nghe chúng tôi”!