Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Làm gì khi sếp không công minh

Giỏi chuyên môn, quyết đoán trong công việc, liệu đã đủ để thành công? Bạn sẽ làm gì khi đã cố gắng hết sức nhưng sếp vẫn không công nhận kh...

Giỏi chuyên môn, quyết đoán trong công việc, liệu đã đủ để thành công? Bạn sẽ làm gì khi đã cố gắng hết sức nhưng sếp vẫn không công nhận khả năng của mình?
Tình huống 1: Trong phòng làm việc có một đồng nghiệp rất thân thiết với trưởng phòng. Chính vì vậy, trưởng phòng thường thiên vị, giao ít việc, và thường xuyên khen ngợi cô ta …. Trong khi đó, đối với các nhân viên khác, trưởng phòng rất hay xét nét, bắt bẻ nhưng mọi người đều im lặng. Bạn sẽ phải làm gì để chấm dứt tình trạng này?


Tình huống 2: Mặc dù nhận một nhân viên mới vào phòng nhưng trưởng phòng không hướng dẫn hay giao bất cứ một công việc gì cho cô. Người nhân viên này cố gắng và chủ động rất nhiều nhưng không có kết quả. Sau đó, người nhân viên này hỏi ra thì mới biết được vị trí của người nhân viên này đã được trưởng phòng nhắm cho một người quen của mình nhưng không được giám đốc nhân sự duyệt. Nếu bạn là người nhân viên ấy, bạn sẽ làm gì?

Gợi ý cách giải quyết:
- Ở tình huống thứ nhất, bạn trực tiếp là người bị sếp gây khó dễ, tuy nhiên, không nên vì thế mà bạn phản ứng ngay lập tức với sếp. Trước tiên, bạn nên tìm hiểu kĩ xem cô nhân viên được thiên vị kia có xứng đáng với sự ưu ái của sếp không? Biết đâu cô ta lại có tố chất nào đó mà sếp chưa thấy ở bạn? Hoặc có thể, sếp làm khó dễ để thử thách và giúp bạn hoàn thiện hơn khả năng làm việc của mình.

Sau đó, hạn nên tranh thủ sự cảm thông từ phía những người đồng nghiệp khác vì họ cũng đều nhận thấy sự thiên vị của sếp với cô nhân viên kia. Nếu thực sự cô ta không đáng được sếp thiên vị, thì các bạn nên có ý kiến trực tiếp với sếp về điều này. Nên góp ý khéo léo để giữ uy tín cho sếp.

Dù thế nào, bạn cũng phải biết bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích cá nhân mình để có thế giữ công bằng cho cả tập thể.

- Ở tình huống thứ hai, bạn sẽ phải xem xét kĩ vấn đề từ hai phía: bản thân mình và phía người trưởng phòng.
Trước hết, hãy xem xét trong suốt một thời gian thử việc, bạn có làm gì sai sót trong công việc để sếp không tin tưởng hay không? Nếu cảm thấy bản thân mình đã làm đúng phận sự, bạn nên gặp vị trưởng phòng của mình và trao đổi trực tiếp với cô ta. Hãy thuyết phục với cô ấy rằng bạn có đủ khả năng làm công việc ở vị trí mà mình được tuyển dụng.
Nếu cô ta đồng ý cho bạn bắt đầu vào công việc, hãy cố gắng hết sức để chứng tỏ năng lực của mình, chứng tỏ rằng bạn cũng là một mắt xích quan trọng trong êkíp làm việc của họ.
Còn nếu vị trưởng phòng kia vẫn tiếp tục bảo thủ, bạn nên gặp Giám đốc nhân sự và đề nghị cắt bỏ vị trí bạn đang làm, xin được bàn giao một công việc thích hợp, bởi không có công ty nào chấp nhận trả lương cho một nhân viên không làm việc.