Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Kinh tế lượng

Ðề cương chi tiết Môn học Kinh tế lượng Ðề cương chi tiết Môn học Kinh tế lượng (Dùng cho sinh viên đại học-cao đẳng) 1. Tên học phần...

Ðề cương chi tiết Môn học Kinh tế lượng
Ðề cương chi tiết Môn học Kinh tế lượng

(Dùng cho sinh viên đại học-cao đẳng)



1. Tên học phần: Kinh tế lượng

2. Tổng số đơn vị học trình: 4 học trình

3. Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 3.

4. Phân bố thời gian:

Lên lớp: 45 tiết

Bài tập và thực hành: 15 tiết.

5. Ðiều kiện tiên quyết:

- Phải nắm được kiến thức của các môn: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Thống kê kinh tế.

- Máy tính tay và phòng máy vi tính

- Một số chương trình máy tính chuyên dụng

- Giấy bóng kính, projecter

6. Mục tiêu môn học:

- Giúp sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế lượng.

- Sinh viên biết ứng dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích và dự báo kinh tế.

- ứng dụng kiến thức kinh tế lượng vào thực tế.

7. Nội dung môn học

Giới thiệu chung

Những lý thuyết cơ bản về xác suất và thống kê.

Quá trình suy rộng thống kê: ước lượng và kiểm định giả thuyết.

Phân tích hồi quy tuyến tính dạng đơn

Phân tích hồi quy tuyến tính nhiều chiều (đa biến)

Những vấn đề của kinh tế lượng trong phân tích hồi quy

Hàm sản xuất và hàm cực biên (hàm giới hạn khả năng sản xuất)

8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp đầy đủ.

- Làm bài tập và thực hành đầy đủ.

- Có đầy đủ đồ dùng học tập phục vụ môn học.

9. Tài liệu học tập:

- Giáo trình, bài giảng

- Sách tham khảo...

10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Dự lớp đầy đủ

- Tham gia thảo luận đầy đủ.

- Có bản thu hoạch.

- Có bài tập đầy đủ.

- Dự thi giữa học kỳ.

- Dự thi cuối học kỳ.

11. Thang điểm

- Kiểm tra thường kỳ: 2 bài (30% số điểm)

- Kiểm tra hết môn: (70% số điểm)

12. Nội dung chi tiết học phần

Chương I: Giới thiệu chung

I. Khái niệm về Kinh tế lượng

II. Quan hệ của kinh tế lượng với các môn học khác

III. Các bước tiến hành nghiên cứu kinh tế lượng

Chương II. Những nguyên lý cơ bản về xác suất và thống kê

1. Xác suất.

a/ Các khái niệm

b/ Phương pháp tính xác suất

c/ Các định lý về phép tính xác suất

2. Các biến ngẫu nhiên và hàm phân bố xác suất.

a/ Khái niệm

b/ Hàm phân bố xác suất của các biến ngẫu nhiên

c/ Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên

3. Tổng thể và mẫu

a/ Khái niệm

b/ Trung bình, phương sai, hiệp phương sai, và hệ số tương quan mẫu

4. Một số phân bố xác suất quan trọng

a/ Phân bố chuẩn

b/ Phân bố Chi-bình phương

c/ Phân bố t

d/ Phân bố F

Chương III: Quá trình suy rộng thống kê: ước lượng và kiểm định giả thuyết.

1. Giới thiệu quá trình suy rộng thống kê là gì; gồm các bước (quá trình)?

2. Ước lượng các thông số

a/ Ước lượng điểm

b/ Ước lượng khoảng (khoang tin cậy)

3. Ðặc điểm của ước lượng điểm

a/ Tuyến tính

b/ Không chệch

c/ Hiệu quả hay phương sai nhỏ nhất

d/ Ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất (Black)

e/ Phù hợp

4. Quá trình suy rộng thống kê: Kiểm định giả thiết

a/ Kiểm định khoảng tin cậy

b/ Kiểm định mức ý nghĩa thống kê

Chương IV: Phân tích hồi quy tuyến tính dạng đơn

1. Giới thiệu mô hình hồi qui

a/ Khái niệm về hồi quy

b/ Phân biệt các mối quan hệ trong mô hình hồi quy

+ Quan hệ chính xác (toán học) và quan hệ thống kê ngẫu nhiên

+ Quan hệ hồi quy và nhân quả

+ Phân tích hồi quy và phân tích tương quan

2. Hàm hồi qui mẫu và hàm hồi qui tổng thể

a/ Hàm hồi quy tổng thể

b/ Bản chất của sai số trong hàm hồi quy

c/ hàm hồi quy mẫu

d/ Hôi quy tuyến tính

e/ Số liệu trong phân tích hồi quy

3. Ước lượng các tham số Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

a/ Giới thiệu

b/ Các giả thiết

c/ Phương pháp bình phương nhỏ nhất

d/ Một số đặc điểm của hàm hồi quy

e/ Các đặc điểm của các tham số ước lượng

4. Phương pháp hợp lý tối đa (MLE)

a/ Giới thiệu phương pháp

b/ Ước lượng các tham số

c/ Các trường hợp ứng dụng

5. Phân tích phương sai và kiểm định giả thiết thống kê.

a/ Phương sai và sai số chuẩn của các tham số ước lượng

b/ Ước lượng khoảng tin cậy và kiểm định giả thiết thống kê cho tham số

c/ Ðánh giá độ chặt chẽ của mô hình

d/ Phân tích phương sai

Chương V: Phân tích hồi quy tuyến tính nhiều chiều (đa biến)

1. Thiết lập mô hình

a/ Giới thiệu

b/ ý nghĩa của các tham số

c/ Các giả thiết của hồi quy tuyến tính nhiều chiều

2. Ước lượng các tham số

a/ Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

+ Mô hình hồi quy với 2 biến độc lập

+ Mô hình hồi quy với k biến độc lập

b/ Phương pháp hợp lý tối đa (MLE)

3. Phân tích phương sai và kiểm định các giả thiết thống kê.

a/ Kiểm định giả thiết thống kê cho tham số

b/ Ðộ chặt chẽ của mô hình

c/ Phân tích tương quan

4.Sử dụng biến giả trong phân tích hồi qui

a/ Bản chất của biến giả

b/ Hồi quy với một biến số lượng và một biến chất lượng với hai tiêu thức

c/ Hồi quy với một biến số lượng và một biến chất lượng với nhiều tiêu thức

d/ Hồi quy với nhiều biến số lượng và nhiều biến chất lượng

e/ Biến giả là biến phụ thuộc

5. Một số dạng mô hình quan trọng trong phân tích kinh tế

a/ Mô hình đo độ co giãn

b/ Mô hình tăng trưởng

c/ Mô hình hàm đa thức

d/ Mô hình hàm tiệm cận

e/ Dạng mô hình kết hợp

6. Trình bày kết quả trong phân tích hồi quy

a/ Dạng tóm tắt

b/ Dạng bảng

Chương VI: Những vấn đề của kinh tế lượng trong phân tích hồi quy

1. Ða cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan lẫn nhau)

a/ Hiện tượng đa cộng tuyến

b/ Hậu quả của hiện tượng đa cộng tuyến

c/ Phương pháp khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến

2. Phương sai của sai số khác nhau

a/ Hiện tượng của phương sai của sai số khác nhau

b/ Hậu quả của hiện tượng phương sai của sai số khác nhau

c/ Các phương pháp khắc phục phương sai của sai số khác nhau

3. Tự tương quan

a/ Hiện tượng tự tương quan

b/ Hậu quả của hiện tượng tự tương quan

c/ Kiểm định tự tương quan bằng phương pháp Durbin - Watson

d/ Phương pháp giải quyết tự tương quan

4. Các trường hợp khác

a/ Dạng mô hình không phù hợp

b/ Bỏ sót biến quan trọng

c/ Ðưa vào mô hình các biến không quan trọng

Chương VII: Hàm sản xuất và hàm cực biên (hàm giới hạn khả năng sản xuất)

1. Hàm sản xuất

a/ Giới thiệu về hàm sản xuất và các dạng hàm sản xuất

b/ Hàm Cobb-Dauglas truyền thống và kết hợp

2. Hàm cực biên hay hàm giới hạn khả năng sản xuất.

a/ Giới thiệu

b/ Khái niệm về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kỹ thuật

+ Hiệu quả phân bổ

+ Hiệu quả kinh tế

c/ Phương pháp ước lượng

+ Ðiều chỉnh hàm trung bình

+ Hàm cực biên cố định

+ Hàm cực biên ngẫu nhiên



Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong: Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Kỹ thuật. Hà Nội, 1996.

2. G.S Maddala; Introduction to Econometrics; Macmillan Publishing Co. New York 1998.

3. Robert. S Pindyck: Econometric models and economic forecasts; Pioneer Printing Press; New York 1992.

4. A.C. Harver: Time Series Model; John Wiley and Sons, New York 1993.

5. Damodar N. Gujarati: Basic Econometrics; McGraw Hill, Inc. 1995.