Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Cách thức để Nhật Bản ăn sạch hơn cả Mỹ

 Kiểm tra rau, bia từ Trung Quốc  tại Trung tâm Yokohama của Nhật Bản. Sau hàng loạt vụ người dân bị ngộ độc do ăn phải t...


Kiểm tra rau, bia từ Trung Quốc tại Trung tâm Yokohama của Nhật Bản.




Kiểm tra rau, bia từ Trung Quốc
 tại Trung tâm Yokohama của Nhật Bản.
Sau hàng loạt vụ người dân bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bẩn xuất xứ từ Trung Quốc, những năm gần đây Nhật Bản đã hình thành những phương pháp nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc một cách an toàn và khoa học.

Ngoài ra, Nhật Bản còn có nhiều hành động kiểm tra thực phẩm nhập khẩu khắt khe hơn so với cả hệ thống kiểm tra của Mỹ.

Đặc biệt, một trong những phương pháp kiểm tra được triển khai vào khoảng năm 2006 tại Nhật Bản đã khiến người Mỹ rất muốn học hỏi, là sự thiết lập các hệ thống sàng lọc những nhà sản xuất thực phẩm Trung Quốc trước khi những nhà sản xuất này vận chuyển hàng hóa tới Nhật Bản.
Phương pháp này được tiến hành cho rất nhiều mặt hàng nhập khẩu không chỉ hải sản, rau quả mà cả các sản phẩm thuốc, đồ chơi và sơn.

Theo đó, các công ty tại Trung Quốc sẽ nhận được giấy phép xuất khẩu với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Đó là các công ty này phải tự sản xuất ra sản phẩm chứ không được đi mua từ bất kỳ nhà sản xuất nào khác. Đối với các hãng xuất khẩu được cấp giấy phép từ trước, thì sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn trên cơ sở sự giúp đỡ của Bộ Y tế.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng đưa ra những giới hạn trong cạnh tranh sản phẩm, cho phép các hãng sản xuất Trung Quốc được bán cho người tiêu dùng của Nhật Bản với mức giá cao hơn. Điều đó khuyến khích các công ty Trung Quốc tôn trọng tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Bước đầu hệ thống này đã áp dụng thành công trong việc kiểm soát rau và bia được nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong năm 2006, Trung tâm Kiểm tra thực phẩm Yokohama đã kiểm tra hơn 30.000 mẫu, gấp 3 lần so với kiểm tra của Mỹ.

Đánh giá về phương pháp trên, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho rằng, mô hình này của Nhật Bản rất thích hợp cho việc áp dụng vào bảo vệ người tiêu dùng ở Mỹ, giúp việc kiểm soát thực phẩm tốt hơn so với những gì FDA của Mỹ đang thực hiện.

Ông Tatsuya Kakita, chuyên gia về an toàn thực phẩm của Nhật chia sẻ: Nhật Bản đã phải mất 5 năm trước để tìm cách đối phó với các vấn đề chất lượng thực phẩm từ Trung Quốc. Với mô hình mới thì toàn thế giới cũng có thể học tập theo Nhật Bản.

Tuy nhiên ngay cả khi hình thành hệ thống sàng lọc nhà sản xuất Trung Quốc, người dân Nhật Bản vẫn còn nhiều lo ngại các sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó khiến người dân Nhật tăng cường sử dụng trái cây và rau quả trong nước. Những cửa hàng bán loại thực phẩm ở Nhật còn đăng tên, địa chỉ và thậm chí cả hình ảnh của những người nông dân địa phương nước mình sản xuất.

Tính đến cuối năm 2007, số mẫu thực phẩm bẩn tìm thấy ở Nhật Bản có tới 1.515 mẫu, trong đó có 1/3 sản phẩm đến từ Trung Quốc. Vụ bê bối vào năm sau (2008), có 175 người Nhật ngộ độc do ăn phải bánh bao nhiễm thuốc trừ sâu có nhân thịt, khiến người Nhật tiếp tục lo ngại thực phẩm bẩn từ Trung Quốc.
Theo Dantri.com.vn