Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Lựa chọn chiến lược kinh doanh - Tiến thoái lưỡng nan

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh chính là những thách thức từ môi trường bê...

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh chính là những thách thức từ môi trường bên ngoài. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với những biến động của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn khó khăn. Đôi khi, lựa chọn chiến lược mới giúp doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn này nhưng lại đẩy doanh nghiệp vào khó khăn khác.
Theo kết quả cuộc khảo sát CEO thường niên của IBM năm 2008, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với những thay đổi phức tạp, rộng lớn và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Điều chỉnh chiến lược kinh doanh là hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, những quyết định vội vàng có thể khiến doanh nghiệp phải đối mặt với không ít rủi ro và thách thức, nhất là khi doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh chiến lược do sức ép thị trường. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã phải áp dụng những chiến lược quyết liệt để tồn tại như thu hẹp quy mô kinh doanh, giảm chi phí, sa thải nhân công … đến khi nền kinh tế khởi sắc lại phải đối diện với khó khăn về việc khan hiếm nguồn nhân lực hoặc bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua Một số doanh nghiệp khác lại rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan do chính những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình
Tình huống của CEO:
Tình huống dành cho CEO của một công ty thời trang cao cấp đã có thương hiệu uy tín hơn 7 năm. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thị trường thời trang cao cấp sụt giảm nghiêm trọng. Để tồn tại, công ty đã chuyển hướng sang kinh doanh thời trang bình dân. Với lợi thế thương hiệu nổi tiếng, nay có sản phẩm được bán ra với giá bình dân, công ty đã dễ dàng xâm nhập thị trường, giúp công ty duy trì trong giai đoạn khó khăn. Một năm sau, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, thị trường thời trang cao cấp có dấu hiệu tăng trưởng. Một số đối thủ cạnh tranh trong mảng thời trang cao cấp đang tích cực mở rộng để đón đầu cơ hội mới. Có một số ý kiến cho rằng công ty nên quay lại sở trường của mình là mảng thời trang cao cấp mặc dù một số ưu thế trước đây như hệ thống showroom tại các địa điểm đẹp đã mất, thương hiệu đã bị tái định vị. Trong khi đó công ty chỉ chiếm thị phần nhỏ và đang cạnh tranh khá gay gắt tại thị trường thời trang bình dân. CEO sẽ phải làm gì trong tình huống này?