- "Chị chủ quán cầm chiếc giẻ lau đã xỉn màu lau dọn bàn khách mới ăn xong rồi chính đôi tay đó lại bốc bún cho vào tô, cầm miếng thịt ...
Thực phẩm toàn là hàng đã bị loại
Các quán cơm trong khu làng Đại học của ĐH Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức, TP.HCM) - nơi tập trung rất nhiều trường đại học - ngày càng mọc lên như nấm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của gần 10.000 sinh viên đang theo học ở đây.
Cứ đến bữa ăn, bất kể là trưa hay chiều tối, hầu hết các quán ăn đều trong tình trạng quá tải, sinh viên xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt mình được mua cơm *a. 1 suất cơm ở đây có giá 7.000 đồng – khá đạm bạc so với một thành phố phát triển như TP.HCM, nhưng nó lại hợp túi tiền của những sinh viên trọ học xa nhà.
Tất bật lấy cơm và đồ ăn cho sinh viên, chủ quán cơm Đ.B thuộc khu vực này không kịp rửa tay mà vừa gắp đồ ăn, vừa đưa tay quệt mũi, rồi chị lại tiếp tục bốc rau sống cho vào *a đưa cho một sinh viên khác. Không khẩu trang, cũng chẳng bao tay, khi nào tóc tai xõa xuống, chị lại đưa tay lên cột tóc.
"Đeo bao tay vào khó làm ra trong khi tụi sinh viên thì đứng hàng dài chờ đợi thế kia. Với lại, ở đây có chủ quán cơm nào đeo bao tay đâu. Thức ăn nấu chín kĩ rồi, chết đâu mà sợ!” - chị phân bua.
Tại một quán bún bò Huế gần đó, khi thấy có khách mới vào, chị chủ quán cầm chiếc giẻ lau bẩn ở mức không thể bẩn hơn, vừa lau dọn bàn khách mới ăn xong vừa đon đả mời khách. Rồi chính đôi bàn tay vừa lau bàn ấy lại bốc bún cho vào tô, cầm miếng thịt bò luộc thái, bốc rau sống vào *a cho khách.
Thúy An, SV năm 4 - khoa lịch sử, trường ĐH KHXH & NV TP.HCM tâm sự: Hồi đầu lên đây học, mình cũng hãi cơm bụi lắm, luôn phải tìm quán nào sạch sẽ mới ăn.
"Thế nhưng, có lần đi vệ sinh nhờ ở một quán cơm được coi là... khá sạch sẽ, mình thấy họ nấu ăn ngay cạnh hố phân lợn. Thế mới biết, mọi thứ chỉ là... khuất mắt dễ ăn thôi!".
Nhưng không phải ai cũng có... thần kinh thép như Thúy An, Hằng - cùng phòng Thúy An thì nhăn mặt: “Có hôm mình đang ăn thì vớ phải cọng tóc bạc, thế là đoạn tuyệt với cơm bụi từ bấy đến giờ. Hôm nào bận không nấu ăn được thì ăn mì tôm còn hơn”.
2 - 3 triệu là có giấy chứng nhận VSATTP!
Vờ là một người cũng có ý định mở quán cơm sinh viên, tôi được chủ quán cơm N.H (quận 12) mách nước: Hàng tụi anh lấy chủ yếu là hàng người ta loại ra trên chợ đầu mối, rẻ lắm. Không tươi thì về mình làm cho tươi, rau cỏ nấu lên ai biết cái nào tươi cái nào không. Còn thịt cá, cứ nêm gia vị và chất phụ gia nhiều vào tí là trông vẫn ngon mắt ngay”.
Tại quán N.H (quận 12) được duyệt vào dạng "sang trọng, lịch sự", ngay trên tường của quán là giấy chứng nhận quán đủ tiêu chuẩn VSATTP cùng 5 giấy chứng nhận của 5 người đã tham gia lớp tập huấn về VSATTP. Nhân viên của quán, có đeo khẩu trang nhưng kéo xuống đến tận cổ để dễ trao đổi với khách hàng, mũ trùm đầu thì người đội người không, bao tay thì không thấy tăm hơi cái nào.
“Có cái giấy chứng nhận VSATTP, khách người ta yên tâm mà ăn hơn” - Chủ quán bật mí.
Chủ quán tiếp tục mách nước cho tôi: Để có cái giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP thì chỉ cần đi học 1 tháng là có. Nếu không muốn mất thời gian thì đóng 2-3 triệu gì đó là có thể mua được. Còn giấy phép kinh doanh, chỉ 50 ngàn đồng có ngay.
Để "yên thân" mà kinh doanh thì cũng nên biết quan hệ tốt với bên quản lí thị trường và bên kiểm tra VSATTP. Mỗi lần “nó” tới thì đóng cho "nó" khoảng 200 ngàn nếu quy mô của quán dưới 200 bàn ăn, 100 ngàn nếu quy mô của quán dưới 100 bàn ăn.
“Em nghĩ thế là rẻ, thực tế không rẻ đâu, 1 tháng mà "nó" kiểm tra mình vài lần là lỗ chứ chẳng chơi” - vị chủ quán phân bua!