Page Nav

Hot

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Top Ad

//

Breaking News:

latest
Hot

Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng

Cá sấu, hươu cao cổ, rồng Komodo, gấu Bắc Cực... đã biết tự chiến đấu bảo vệ bản thân ngay từ khi mới được sinh ra. Không phải bất cứ lo...

Cá sấu, hươu cao cổ, rồng Komodo, gấu Bắc Cực... đã biết tự chiến đấu bảo vệ bản thân ngay từ khi mới được sinh ra.
Không phải bất cứ loài động vật nào khi sinh ra đều được bố mẹ chăm sóc cẩn thận và bảo vệ, có những loài đã phải tự mình chống chọi với kẻ thù ngay từ khi "mới lọt lòng"...

1. Cá ngựa


Ít ai biết rằng, 1.000 con cá ngựa mới sinh thì chỉ có khoảng 5 con sống sót đến tuổi trưởng thành. Lý do nào khiến tỉ lệ sống sót của cá ngựa non lại thấp đến vậy?
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 1
Cá ngựa là loài vật không có dạ dày bởi vậy nên chúng cần phải ăn liên tục. Từ khi sinh ra, chúng vừa phải đáp ứng nhu cầu ăn liên tục trong khi tìm cách để trốn tránh kẻ thù tự nhiên như cua, cá đuối, thậm chí chính đồng loại của chúng.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 2
Thêm vào đó, sự ô nhiễm môi trường sống cũng khiến chúng trở nên kiệt sức. Để chống chọi, cá ngựa non sẽ thay đổi màu sắc cơ thể, trà trộn vào môi trường xung quanh, sử dụng chiếc đuôi nắm lấy lá rêu dưới đáy đại dương như là cách hiệu quả để yên vị tại một vị trí thay vì bơi liên tục.

2. Hươu cao cổ

Khi hươu cao cổ con vừa mở mắt chào đời, chúng không có quá nhiều thời gian để tận hưởng khoảnh khắc đón chào thế giới. Trong thực tế, chúng sẽ trải qua cú thả rơi gần 2 mét từ bụng mẹ xuống thảo nguyên.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 3
Trước khi kịp nhận ra lý do tại sao xương bị thương tổn, vì lo sợ kẻ thù, hươu mẹ sẽ gắng buộc hươu con đứng dậy bằng những cú đá và huých.

Sau đó, chúng gia nhập vào bầy đàn, hươu mẹ tiếp tục đá và buộc con con đứng dậy nhằm tạo lập kỹ năng có giá trị để sinh tồn. 
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 4
Hươu cao cổ con còn quá nhỏ để có thể vươn tới những cây cao nên chúng sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ trong vòng 12 tháng đầu. Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, chúng buộc phải ẩn mình sau những cây cao trong khi mẹ đi tìm kiếm thức ăn.

3. Cá sấu

Sau khi nở ra từ trứng, cá sấu mẹ ngậm con trong miệng và mang xuống nước - nơi cá sấu con học cách bơi, săn mồi và chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 5

Chỉ cần một vài tiếng sau khi sinh, cá sấu con đã có thể thành thạo việc săn mồi dưới nước và thưởng thức bữa ăn đầu đời - thường là con cá nhỏ.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 6
Cá sấu con tỏa ra một mùi hương đặc trưng giúp cá sấu mẹ phát hiện đàn con của mình. Không giống như các loài bò sát, để bảo vệ đàn con, cá sấu mẹ chống lại kẻ thù như cá, chim hay thậm chí là các con cá sấu khác.

Tuy nhiên, vài tuần sau, cá sấu mẹ buộc phải rời xa đàn con để chúng tự chăm sóc bản thân. Hơn 50% cá sấu con không vượt qua nổi năm đầu tiên, đa phần là do sự tranh đấu giữa các con cá sấu với nhau.

4. Gấu Bắc Cực

Sau khi có thai, gấu Bắc Cực mẹ sẽ tích trữ lương thực nhằm nuôi sống bản thân và đứa con nhỏ sống sót qua mùa đông lạnh giá.

Trong vài tháng đầu đời, gấu con trú ẩn trong hang, sống nhờ vào sữa mẹ, nhưng dần học cách sống cùng với tuyết và băng.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 7
Ngoài việc chống chọi với nhiệt độ khắc nghiệt, gió rét và sự đe dọa của loài cáo háu đói thì gấu Bắc Cực còn phải đối mặt với nguy cơ bị chết đói. Lúc đó, hải cẩu chính là nguồn thực phẩm phong phú mà chúng hi vọng.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 8
Những năm gần đây, nơi kiếm ăn của gấu Bắc Cực ngày càng thu hẹp do băng tan nhiều, gấu con không chỉ lo lắng việc thiếu thực phẩm mà còn sợ bị gấu mẹ ăn thịt như cách cuối cùng để sinh tồn.

Với khả năng kỳ diệu, hầu hết gấu con đều sống sót qua năm đầu đời và trở thành kẻ đi săn mồi chuyên nghiệp.

5. Rồng Komodo

Rồng mẹ thường bỏ lại trứng và chôn bên cạnh ngọn đồi hoặc đặt ở trong những chiếc tổ trống không. Quá trình trứng rồng Komodo nở mất khá nhiều thời gian nên rồng con thường bị kiệt sức khi phá vỡ vỏ trứng và chui ra khỏi tổ.

Khi ra ngoài, chúng còn phải đối mặt với nhiều loại kẻ thù khác nhau như chim, rắn, mèo và thậm chí là các loại bò sát khác.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 9
Về cơ bản, rồng con từ khi sinh ra đã có sẵn khả năng tự vệ, chúng leo lên cây gần đấy và ở đó trong vòng 3 năm, ăn côn trùng và loài chim cùng sống trên cây với chúng.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 10
Khi xuống mặt đất, rồng Komodo con vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành, thức ăn khi đó của chúng là phần còn lại của một con vật bị giết bởi rồng Komodo lớn hơn.

Vì sự sinh tồn, rồng con cũng có thể trở thành mục tiêu của Komodo lớn. Để tránh bị ăn thịt, chúng thường cuộn tròn người lại trong phân của chính mình và ruột non của các động vật chết. Khi đó,  những con rồng lớn hơn nghĩ rằng, rồng con đang bị bệnh và không nên ăn chúng.

6. Hổ

Hổ con khi sinh ra vốn bị mù và có sẵn khả năng tự vệ. Để nuôi những đứa con của mình, hổ mẹ thường tìm nơi xa, rộng rãi, thường là khe đá lởm chởm.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 11
Khi đó, hổ con sử dụng khả năng cảm nhận mùi hương đặc biệt của mình để ở gần bên hổ mẹ nhưng chúng sẽ phải trải qua nhiều trận chiến thứ bậc liên tục để giành phần thức ăn cho mình.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 12
Một con hổ đực lang thang cũng là mối đe dọa lớn với hổ con bởi chúng sẽ giết hổ con nhằm ép hổ mẹ giao phối với nó.

7. Hà mã

Hà mã con được sinh ra dưới nước và không thể tự thở được sau khi sinh. Do vậy, hà mã mẹ phải nhanh chóng lặn xuống nước và sử dụng mũi của mình đẩy con lên trên bề mặt nước để hít thở.

Hà mã con có thể trở thành vận động viên bơi lội thành thạo ngay lập tức. Trong thực tế, nếu hà mã con muốn ăn, nó phải tập giữ hơi và bơi xuống dưới nước để uống sữa mẹ. Nếu mực nước quá sâu, hà mã con sẽ trèo lên lưng của mẹ và nghỉ ngơi ở trên đó.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 13
Những con hà mã con sống ở châu Phi thường có nhiều kẻ thù tự nhiên như sư tử, báo, cá sấu, nhưng hà mã mẹ luôn bảo vệ con của mình một cách an toàn.

Kẻ thù lớn nhất của hà mã con là mất nước. Chúng không thể sống trên cạn trong một thời gian dài bởi lớp da thiếu nước bị khô đi và có nguy cơ nứt ra. Lúc này hà mã phải sử đụng đến biện pháp tự tiết “máu” để làm ướt cơ thể.
Những động vật "đầu gấu" từ khi mới lọt lòng 14

"Máu" được tạo thành từ hai sắc tố, sắc tố màu đỏ (hipposudoric acid) và sắc tố màu cam (norhipposudoric acid), chúng được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acids.

Chất này không chỉ bảo vệ cho da của hà mã khỏi ánh nắng Mặt trời mà nó còn điều chỉnh nhiệt độ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Theo Kenh14.vn